Cần Thơ đảm bảo cung ứng hàng hóa đáp ứng đủ nhu cầu của người dân

Cần Thơ đảm bảo cung ứng hàng hóa đáp ứng đủ nhu cầu của người dân

Cần Thơ là một thành phố trọng điểm về kinh tế tại khu vực phía Nam. Cùng với Đà Nẵng và Hải Phòng, Cần Thơ được chuyển đổi thành thành phố trung tâm cấp vùng và cấp quốc gia. Thành phố này lần đầu tiên có tên trên bản đồ Việt Nam năm 1739. Từ đó đến nay, vùng đất này đã trải qua nhiều lần đổi tên và thay đổi địa giới hành chính để có hình dạng như ngày nay. Ngoài có vị trí địa lý đặc biệt trong bản đồ giao thương trong nước và trong khu vực. Cần Thơ còn nổi tiếng là đô thị vùng sông nước, đặc trưng của vùng miền Tây.

Cùng với nhiều tỉnh thành miền Nam khác, hiện nay Cần Thơ đang chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch. Do những chỉ thị giãn cách cũng như hạn chế đi lại của chính phủ nên hàng hóa tại Cần Thơ có phần hạn chế. Để khắc phục tình hình này, chính quyền TP. Cần Thơ đã có những chính sách mới. Mục đích để thúc đầy hàng hóa lưu thông và đến được với người dân dễ dàng hơn.

TP Cần Thơ triển khai nhiều điểm bán hàng bình ổn đến với người dân

Sáng nay 14/8, “Tổ công tác đặc biệt về đảm bảo nguồn cung hàng hóa và hỗ trợ duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phía Nam trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp” – Bộ Công Thương (Tổ công tác đặc biệt) đã tham dự Đoàn công tác Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ, làm việc với Ban chỉ đạo phòng, chống Covid-19 TP.Cần Thơ.

TP Cần Thơ triển khai nhiều điểm bán hàng bình ổn đến với người dân
TP Cần Thơ triển khai nhiều điểm bán hàng bình ổn đến với người dân

Liên quan đến cung ứng hàng hóa, theo báo cáo của Sở Công Thương TP.Cần Thơ, trên địa bàn hiện có 9 siêu thị, 138 cửa hàng tiện ích đang hoạt động, cung ứng các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu cho người dân. Thời gian qua, Sở Công Thương đã phối hợp với các Sở, ngành, UBND quận, huyện tổ chức và bố trí các điểm bán hàng bình ổn, mô hình “mang chợ ra phố”, điểm bán hàng lưu động Viettel Post, VNPT… Đến nay đã triển khai được 49 điểm bán hàng tại các xã, phường. Nhờ đó nguồn cung hàng hóa được bảo đảm, đáp ứng nhu cầu người dân.

Bên cạnh đó, công tác cung ứng hàng hóa cho các khu cách ly tập trung, điểm phong tỏa cũng được chú trọng. Phục vụ nhu cầu người dân tại 14 khu cách ly tập trung. Và có 125 điểm phong tỏa với 11.745 hộ dân (45.566 người). Đặc biệt, các siêu thị, cửa hàng tiện ích trên địa bàn đã chuyển đổi từ hình thức bán hàng.

Thiết lập các phương án cho phép doanh nghiệp hoạt động trở lại

Về sản xuất công nghiệp, tổng số doanh nghiệp công nghiệp của Cần Thơ là 1.090 doanh nghiệp. Trong đó có 1.018 doanh nghiệp tạm ngưng (chiếm tỷ lệ 93,39%). Và chỉ có 72 doanh nghiệp đang hoạt động (chỉ chiếm tỷ lệ 6,61%). Tổng số lao động hiện có là 69.893 lao động. Tuy nhiên số lao động còn làm việc là 4.684 lao động (chiếm tỷ lệ 6,7%).

Cần Thơ Thiết lập các phương án cho phép doanh nghiệp hoạt động trở lại
Cần Thơ Thiết lập các phương án cho phép doanh nghiệp hoạt động trở lại

Tại buổi làm việc, đại diện Tổ công tác đặc biệt đánh giá tình hình sản xuất công nghiệp tại TP.Cần Thơ đang bị đình trệ. Tỷ lệ các doanh nghiệp còn hoạt động của TP.Cần Thơ rất thấp. Tổ công tác đặc biệt đã trao đổi thông tin và đề nghị Sở Công Thương tham mưu cho UBND TP Cần Thơ chuẩn bị nhiều kế hoạch và phương án. Từ đó cho phép doanh nghiệp hoạt động trở lại. Ngay sau khi kết thúc giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-CP trên địa bàn, tham mưu cho UBND TP. Cần Thơ tiếp tục ưu tiên tiêm vắc xin cho 69.000 lao động trong khu công nghiệp. Và các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn. Để tạo điều kiện sớm khôi phục lại hoạt động sản xuất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *