Đài móng và đài cọc – Kích thước chuẩn trong thực hiện thi công

xây dựng công trình

Thi công đài móng và đài cọc được xem là phương pháp được ứng dụng và khá phổ biến hiện nay. Đây có thể nói là một phần không thể thiếu để tăng lực bền cho công trình trong xây dựng. Một công trình có đảm bảo độ bền bỉ và chắn chắn theo thời gian hay không dựa rất nhiều vào giai đoạn này. Thực tế cho thấy, nếu quá trình này cần diễn ra một cách chính xác, cẩn thận, khoa học thì sẽ tránh xảy ra những sơ sót về sau.

Vậy, đài móng và đài cọc là gì, chúng có những công năng gì trong công trình xây dựng nhà cửa. Có lẽ nhiều người sẽ thấy khái niệm này khá xa lạ, có thể chưa hình dung rõ phần nhà này nằm ở vị trí nào trong công trình. Do đó, bài viết này mkndns.com sẽ giới thiệu thông tin cho mọi người rõ hơn về đài móng và đài cọc nhé!

Khái niệm về đài móng và đài cọc

Đài móng và đài cọc là bộ phận của một công trình xây dựng nhà cửa. Cần phải có để đảm bảo tính bền vững, chắc chắn qua thời gian dài sử dụng. Nếu một trong hai bộ phận này làm sai kỹ thuật, lỏng lẻo, phân bố không đều thì tác hại sẽ rõ rệt ngay sau đó. Khi công trình không đủ bền vững, dễ bị nứt vỡ nhiều vị trí. Do vậy chúng ta sẽ dành thời gian để nghiên cứu kỹ hơn về đài móng và đài cọc qua thông tin chia sẻ ngay sau đây.

đài móng
Đài móng và đài cọc là bộ phận quan trọng của một công trình xây dựng nhà cửa

Đài móng

Đài móng chính là một bộ phận đảm nhiệm vai trò liên kết các cọc nhà lại với nhau cho chắc chắn, đúng kỹ thuật. Làm đài móng để phân bổ tải trọng từ trên nén xuống đồng đều. Tránh tình trạng sụt lún, nghiêng đổ nhà. Toàn bộ bề mặt sẽ rải đều lực xuống bên dưới chống chịu thật tốt.

Đài móng được phân chia thành đài cứng và đài mềm với kích thước khác nhau. Sử dụng trong các trường hợp khác nhau. Đài móng tùy từng kết cấu và tính chất của khu vực đất mà xây dựng đài hình tròn. Hình tam giác, hình côn, hình chữ nhật,… Đảm bảo cho đài hợp với cọc thì mới gia tăng sức bền của nền móng.

Đài cọc

Đài cọc cũng là một phần của công trình được dùng với tác dụng liên kết các cọc nhà lại với nhau. Giúp phân bổ lực từ trên toàn bộ căn nhà đồng đều bổ xuống dưới. Thông thường đài móng sẽ trở thành một phần của móng nhà. Có vai trò quan trọng trong việc giúp nâng đỡ cho các thiết bị nặng cân hơn. Giữa đài móng và đài mọc có mối quan hệ mật thiết với nhau, đi liền kề với nhau không thể tách rời. Nhưng rõ ràng chúng không phải là một và thay thế được nhiệm vụ của nhau.

Kích thước chuẩn của đài móng và đài cọc trong xây dựng

Sau khi biết được đài móng là gì thì tiếp theo là kích thước đài móng. Đài móng và đài cọc cần phải thực hiện đúng công năng của mình trong việc hoàn thiện công trình nhà. Chúng phải được thiết kế và tạo ra với kích thước chuẩn phù hợp với công trình sử dụng. Dưới đây là thông tin về kích thước của từng bộ phận:

kết cấu đài móng và đài cọc
Đài móng được thực hiện đúng công năng của mình trong việc hoàn thiện công trình nhà

Kích thước chuẩn của đài móng

  • Từ vị trí trung tâm cột biên tới chỗ mép đài móng sẽ không nhỏ hơn đường kính cột nhà. Hoặc chiều dài cạnh bình quên cọc nhà. Từ cọc tới mép đài phải đảm bảo khoảng cách lớn hơn 150mm. Bề rộng bản đáy của đài 2 hàng hay đài móng 1 hàng lớn hơn 2 lần chiều dài cạnh cọc nhà. Với chiều rộng của đài lớn hơn 600mm. Khoảng cách từ mép cọc đến mép đài lớn hơn 150mm mới đúng kỹ thuật.
  • Đài móng có độ dày cần căn cứ vào yêu cầu kết cấu phần trên để xác định chính xác. Tính từ mặt lớp đệm thì độ dày này phải lớn hơn 300mm. Đài móng mà được thiết kế hình côn thì độ dày mép đài phải lớn hơn 300mm. Hình dáng, kích thước của đài móng được tính toán theo diện tích sử dụng để bố trí đúng số cọc. Chiều sâu tiến hành chôn đài mọc còn tùy theo địa chất khu vực xây dựng. Cấu tạo của công trình có nhà hay thêm tầng hầm, kho chứa đồ, số tầng tòa nhà,…
  • Trường hợp đập đầu cọc nhà ngầm cốt thép bên trong. Thì gia chủ chú ý chiều dài neo phải trên 20 cho thép có gờ. Và trên 30 với thép không gờ. Khoảng cách tính từ mép đài tới mép hàng cọc ở chỗ ngoài cùng phải trên 10cm khi tiến hành thực hiện công trình nhà dân dụng. Khoảng cách giữa các tim cọc đặt ở gần nhau trong đài không được nhỏ hơn 3d với cọ ma sát và từ 2d với các chống.

Kích thước chuẩn của đài cọc

  • Tính khoảng cách từ trung tâm cột biên tới vị trí mép đài phải lớn hơn đường kính cột nhà. Tính từ cọc tới mép đài phải có khoảng cách lớn hơn 150mm. Đáy đài cọc có bề rộng không được bé hơn 2 lần đường kính, lớn hơn con số cụ thể là 600mm.
  • Độ dày đài cọc bên phải thì thợ phải xem xét được kết cấu bên trên căn nhà nhưng không được bé hơn 300mm.

Một số lưu ý khi thi công đài móng

Hình dáng & kích thước của mỗi đáy phụ thuộc vào diện tích. Để có thể bố trí số cọc trong móng theo đúng với những quy định về khoảng cách tối thiểu giữa các cọc với nhau. Chiều sâu chôn đài sẽ còn phụ thuộc vào điều kiện của địa chất. Sẽ có thêm các đặc tính cấu tạo của công trình như có thêm tầng hầm, hồ bơi….

xây dựng nhà ở
Bố trí số cọc trong móng theo đúng với những quy định về khoảng cách tối thiểu giữa các cọc với nhau

Chiều cao đài do tính toán sẽ được quyết định. Nhưng cần phải có trị số cần thiết nhất để bảo đảm độ ngàm của cọc trong đài. Nếu có trường hợp đập đầu cọc để ngàm cốt thép vào trong đài, thì trước tiên cần phải bảo đảm chiều dài neo thép cột vào đài móng > 20 đối với thép có gờ & lớn hơn > 30 đối với thép không có gờ. Khoảng cách được tính từ mép đài cho đến mép hàng cọc ngoài cùng c ≥ 25cm đối với các công trình như cầu đường, thủy lợi & c ≥ 10cm đối các công trình dân dụng.

Kết luận

Việc thi công đài móng và đài cọc yêu cầu độ khó kỹ thuật cao. Cho nên mọi người cần phải tìm tới đơn vị chuyên nghiệp. Một đơn vị làm việc chuyên môn, nhiệt huyết thì mới đảm bảo chất lượng, vừa vặn với toàn bộ công trình. Khi nắm bắt được khái niệm là gì thì bạn bắt tay vào công đoạn này. Có thể quan sát xem thợ làm việc có đúng hay làm ẩu để can thiệp. Hạng mục nào của công trình xây dựng cũng quan trọng và cần được chú ý từ chi tiết nhỏ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *