Bỏ túi những kinh nghiệm sửa chữa mái tôn khi bị dột

kinh nghiệm sửa chữa mái tôn

Trong quá trình xây dựng nhà cửa, việc sử dụng mái tôn luôn được ưu tiên vì đem lại hiệu quả sử dụng cao. Mái tôn có thể thi công nhanh chóng, hơn nữa giá thành lại rẻ. Tuy nhiên, sau khoảng thời gian sử dụng, các công trình mái tôn thường sẽ có dấu hiệu bị dột, xuống cấp, ảnh hưởng đến cuộc sống của người sử dụng. Nếu mái tôn nhà bạn đang có dấu hiệu bị hỏng hóc thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của chúng tôi. Bài viết sẽ giúp bạn tìm hiểu những nguyên nhân khiến mái tôn bị hỏng và những kinh nghiệm để khắc phục điều đó.

Những nguyên nhân khiến mái tôn bị hỏng

Mái tôn bị hư hỏng, xuống cấp sau 1 thời gian sử dụng là điều hoàn toàn bình thường. Nhưng cũng có những trường hợp, nhà mới xây nhưng phần mái tôn vẫn bị dột nước. Nếu để lâu ngày, tường nhà và đồ nội thất cũng bị ngấm nước, làm mất mỹ quan và ảnh hưởng đến sức khỏe, an toàn của gia chủ. Qua tổng hợp cũng như theo dõi chúng tôi phát hiện ra một số nguyên nhân gây dột như sau :

  • Gia chủ lựa chọn phải tôn kém chất lượng.
  • Quá trình thi công mái tôn chưa đúng cách.
  • Tôn bị hư hỏng do có vật rơi vào (ví dụ như cành cây lớn,…).
  • Dột mái tôn từ những mũ đinh: Do cao su tại bộ phận mũ đinh bị lão hóa,muc hoặc do lực hút của gió mũ đinh bị bật lên dẫn đến hở goăng.
  • Dột mái tôn từ những vị trí nối tôn: Nhất là phía cuối mái ( mối nối dọc-song song với xà gồ ,mối nối ngang -vuông góc với xà gồ ) do độ dốc mái nhỏ (60 m), lưu lượng nước lớn phía cuối của mái , nước thoát không kịp gây tràn vào cáo vị trí nối phía cuối mái
  • Dột từ những vị trí tôn bị thủng lỗ, kém chất lượng: Tại các vị trí mũ đinh và chỗ trũng bị đọng nước trên mái tôn, tôn bị sét, rỉ, mục
nguyên nhân khiến mái tôn bị dột
Sau thời gian sử dụng, mái tôn sẽ có dấu hiệu bị dột, xuống cấp

Cách sửa chữa mái tôn

Vít chặt lại đinh nối

Với tình trạng dột ở chỗ tiếp giáp, bạn chỉ cần bắt vít chặt lại và thêm keo ở vị trí này là có thể khắc phục.

Thay thế những đinh vít bị rỉ sét, gia cố lại đinh ở vị trí khác

Khi xác định được tình trạng dột là do đinh vít, bạn cần thay đinh mới. Bạn sử dụng máy bắn vít tháo đinh cũ, sau đó thay thế bằng đinh vít mới. Lưu ý, không nên tháo đồng loạt vì tôn dễ bị xô lệch, khó bắn vít. Để đảm bảo hơn, bạn nên bắn thêm keo silicon phủ lên đinh.

Xử lý vùng tôn bị gãy gây đọng nước

Tình trạng này là do tôn bị vật nặng rơi vào, gây nên vùng thấp trũng, đọng nước và lâu dài sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ của tôn. Bạn có thể xử lý bằng cách dùng đinh vít khoan và sóng nổi ở ngay vị trí bị gãy. Sau đó buộc dây vào đinh vít đó, kéo chỗ lõm lên để tôn trở lại hình dạng ban đầu. Bạn dùng thêm 1 đoạn vê để gánh, giúp tôn không bị trũng trở lại.

Sử dụng keo chống dột hoặc vá tôn khi tôn bị thủng

Keo Polyseal Có độ bền cao khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và sự thay đổi thời tiết. Đây là đặc điểm mạnh của loại keo này bở chúng có 2 thành phần A và B, thành phần A là polyme và thành phần B là nhựa bitum. Hai thành phần này trộn với nhau cho ra hợp chất bền dưới ánh nắng mặt trời và có sự co ngót lớn. Loại keo này có khả năng bám dính rất mạnh lên các bề mặt sàn bê tông, tôn sau khi đã lão hóa. Màng keo có thể chịu được sự co ngót của mái tôn mà không bị nứt, xé

sử dụng vật liệu chống thấm polyseal
Sử dụng vật liệu chống thấm Polyseal là phương pháp chống dột mái tôn hiệu quả

Với vật liệu Polyseal bạn thực hiện theo các bước sau để khác phục sự cố này.

Khảo sát hiện trạng dột

Xem xét hiện trạng dột để từ đó đưa ra vị trí xử lý. Chỗ nào xử lý mũ đinh, chỗ nào xử lý mép chồng mí giữa 2 mái tôn, chỗ nào cần thay tôn. Trong khi xem xét hiện trạng, điều tra kỹ  các hiện tượng sau:

  • Vị trì và mức độ
  • Tình trạng rỉ tôn
  • Tình trạng trũng mái tôn (đọng nước)
  • Chiều dài 1 mái tôn để tính độ dốc (từ đỉnh mái đến sênô thoát nước)
  • Hiện tượng ăn mòn mái tôn (nếu có).
  • Mục đích sử dụng của công trình.

Chuẩn bị bề mặt tôn

Bề mặt phải khô ráo, sạch sẽ (nếu không phải dùng giẻ lau cho khô), những vị trí bị rỉ phải đánh rỉ hoặc thay tôn.

Quét vật liệu chống thấm Polyseal

Quét lớp keo thứ nhất lên các vị trí cần chống dột. Dán lớp lưới chịu lực ngay sau khi quét lớp thứ nhất. Quét lớp keo thứ hai ngay sau khi dán lớp lưới.

Đi kiểm tra chất lượng sau khi quét lớp thứ hai (xem có hở lưới hay không). Quét lớp keo thứ ba tại các vị trí bị hở lưới (nếu có).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *