Nhận định triển vọng thị trường bất động sản công nghiệp

Thị trường bất động sản công nghiệp có những chuyển biến tốt trong thời gian gần đây

Tình hình chung nền kinh tế nước ta đang ở trong giai đoạn khó khăn và gặp nhiều trở ngại. Nhưng bên mảng bất động sản công nghiệp lại đang có những bước chuyển tốt, những dự án khu công nghiệp cũng đang rất phát triển, các dự án trọng điểm đều bắt đầu đi vào hoạt động. Trong nửa đầu năm nay, thị trường tiếp tục diễn ra nhiều thương vụ M&A bất động sản công nghiệp có quy mô lớn. Các chuyên gia nhận định rằng thị trường bất động sản công nghiệp vẫn sẽ gặp khó khăn nhất định trong bối cảnh đại dịch nhưng bên cạnh đó cũng sẽ có nhiều thương vụ triển vọng trong thị trường này.

Các dự án bất động sản công nghiệp vẫn phát triển trong mùa dịch

Bất chấp sự bùng phát dịch bệnh COVID-19 trong thời gian gần đây tại Việt Nam, các dự án khu công nghiệp (KCN) mới vẫn tiếp tục được phát triển. Các dự án công nghiệp trọng điểm cũng đã bắt đầu đi vào hoạt động. Theo báo cáo của Savills Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2021, sản lượng công nghiệp tăng 9,3% so với cùng kỳ năm 2020. Hàng chục dự án KCN tại 13 tỉnh, thành phố đã được phê duyệt. Hứa hẹn cung cấp hàng nghìn ha diện tích đất cho các nhà đầu tư trong vài năm tới.

Các dự án lớn ở Bắc Ninh

Tại Bắc Ninh có 5 KCN sắp được triển khai chiếm số lượng dự án lớn nhất tại Việt Nam. Trong đó, điển hình là KCN Quế Võ III với diện tích 208,54 ha. Tổng vốn đầu tư KCN này là 120,87 triệu USD. Bên cạnh đó là KCN Gia Bình II với diện tích 250 ha do Tập đoàn Hanaka phát triển. Tổng vốn đầu tư là 172,17 triệu USD.

KCN Quế Võ III là dự án bất động sản công nghiệp điển hình nhất của Bắc Ninh
KCN Quế Võ III là dự án bất động sản công nghiệp điển hình nhất của Bắc Ninh

Kế hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Đồng Nai

Ở khu vực phía Nam, UBND tỉnh Đồng Nai đang có kế hoạch phát triển thêm 3 KCN. Tổng diện tích cả 3 KCN là 6.475 ha. Mục đích để giải quyết tình trạng quá tải của các KCN hiện nay. Bao gồm: KCN Long Đức (3.253 ha), KCN Bàu Cạn-Tân Hiệp (2.627 ha) đều ở huyện Long Thành và KCN Xuân Quế – Sông Nhạn (3.595 ha) ở huyện Cẩm Mỹ (3 KCN này của Đồng Nai cũng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và bổ sung vào Quy hoạch tổng thể phát triển các KCN công nghệ cao đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030).

Các khu công nghiệp mới đáng kỳ vọng ở một số tỉnh khác

Tại Quảng Trị, các dự án mới đáng kể như KCN Triệu Phú với tổng diện tích gần 529 ha; KCN Quảng Trị có diện tích 481,2 ha. Tổng vốn đầu tư 2 dự án là 90,17 triệu USD. Dự án được phát triển bởi liên doanh 3 nhà đầu tư gồm KCN Việt Nam – Singapore (VSIP) và Công ty CP Amata City Biên Hòa. Trong khi đó, tại tỉnh Vĩnh Phúc cũng kỳ vọng một số KCN mới với tổng nguồn cung 500 ha. Bao gồm các dự án Sông Lô, Tam Đường 1, Thái Hòa – Liên Sơn – Liên Hòa. Ngoài ra, các dự án mới dự kiến sẽ được phát triển tại Hải Dương, Vĩnh Long, Quảng Nam, Thừa Thiên-Huế, Nam Định và Nghệ An.

Diễn ra nhiều thương vụ M&A bất động sản công nghiệp có giá trị lớn

Đáng chú ý, báo cáo của Savills Việt Nam cũng cho biết, trong nửa đầu năm 2021, nhiều thương vụ M&A (hoạt động mua bán sáp nhập) bất động sản công nghiệp tại Việt Nam cũng được diễn ra với giá trị lớn, điển hình như Công ty TNHH Boustead Projects đã đạt được thỏa thuận mua lại 49% cổ phần trong Công ty CP Công Nghiệp Logistics KTG & Boustead. Dự kiến sẽ mang tới 13 tài sản bất động sản. Trong đó, 10 bất động sản thuộc về KTG và 3 thuộc về Boustead Projects. Tổng giá trị tài sản thương vụ lên tới 141 triệu USD. Có khoảng 840.000 m2 diện tích đất và khoảng 550.000 m2 tổng diện tích cho thuê.

Nhiều thương vụ M&A bất động sản công nghiệp được diễn ra với giá trị lớn
Nhiều thương vụ M&A bất động sản công nghiệp được diễn ra với giá trị lớn

Hay thương vụ giữa ESR Cayman Limited, một “ông lớn” trong lĩnh vực bất động sản hậu tại châu Á Thái Bình Dương và Công ty CP Phát triển Công nghiệp BW (BW), nhà phát triển, vận hành bất động sản công nghiệp và hậu cần có thị phần lớn tại Việt Nam. Hia bên liên doanh phát triển 240.000 m2 diện tích bất động sản công nghiệp tại KCN Mỹ Phước 4.

Ngoài ra, một số thương vụ mới cũng vừa được diễn ra như Công ty CP Tập đoàn KCN Việt Nam (một nhà đầu tư mới trên thị trường) đã mua lại quỹ đất rộng 250 ha. Vốn đầu tư công ty bỏ ra là 300 triệu USD. Hay dự án 81.000 m2 của Logos Property tại KCN VSIP Bắc Ninh 1 dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong quý IV/2021.

Thị trường vẫn sẽ còn đối mặt với những trở ngại của đại dịch

Nhận định về thị trường bất động sản công nghiệp, ông John Campbell, Quản lý bộ phận Bất động sản công nghiệp, Savills Việt Nam cho rằng, việc giãn cách xã hội và hạn chế đi lại trong nước sẽ tiếp tục gây khó khăn cho các chủ đầu tư đang tìm kiếm khách hàng thuê đất, nhà xưởng và nhà kho. Vì họ không thể trực tiếp đến tham quan và khảo sát các dự án ở các tỉnh khác.

Hiện tại, thị trường bất động sản công nghiệp sẽ còn đối mặt với những trở ngại của đại dịch
Hiện tại, thị trường bất động sản công nghiệp sẽ còn đối mặt với những trở ngại của đại dịch

“Với việc triển khai tiêm chủng cộng đồng và những hứa hẹn về chương trình hộ chiếu vắc xin sẽ tạo niềm tin cho các chủ sở hữu bất động sản cũng như các nhà đầu tư trong thời gian tới”, ông John Campbell kỳ vọng và cho rằng: “Ở thời điểm hiện tại, thị trường bất động sản công nghiệp sẽ còn đối mặt với những trở ngại và tiếp tục cuộc chiến của mình trong làn sóng đại dịch thứ tư này”.

Một số nhận định khác về triển vọng bất động sản công nghiệp

Bà Regina Lim, Giám đốc Nghiên cứu thị trường vốn khu vực châu Á – Thái Bình Dương, JLL đánh giá, trong thời gian gần đây, số lượng các quỹ đầu tư cốt lõi tiếp cận thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam ngày càng tăng. Qua đó làm tăng khả năng diễn ra nhiều thương vụ giao dịch mua bán, cho thuê quy mô lớn. Không ít chủ sở hữu đang sử dụng phương án này để giải phóng vốn đầu tư. Nhằm nâng cấp cơ sở vật chất, triển khai các giải pháp công nghệ mới vào kho bãi và quản lý chuỗi cung ứng.

Đánh giá về triển vọng của loại hình này trong thời gian tới, bà Nguyễn Hoài An, Giám đốc CBRE Hà Nội cho biết, 2 năm vừa qua, Việt Nam ghi nhận sự tăng trưởng chưa từng có tiền lệ trên thị trường cả về nguồn cung và giá. Thời gian qua, có những khu công nghiệp tăng giá tới 30 – 40%. Đa số khu công nghiệp tăng khoảng 5 – 10%. Đây là ngưỡng cao so với trước đây. Việc tăng giá cũng phản ánh nhu cầu thực đang tăng. “Hiện một số nhà đầu tư tổ chức, các quỹ quốc tế vẫn đánh giá cao thị trường này. Họ đang tiếp tục kêu gọi vốn đầu tư thêm vào các khu công nghiệp Việt Nam”, bà An nói.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *