Những sai lầm cần tránh khi thiết kế phòng bếp

thiết kế nhà bếp đúng cách

Nhà bếp thường là một trong những phòng được sử dụng nhiều nhất trong ngôi nhà của bạn. Thiết kế phòng bếp là công việc rất quan trọng và chỉ đứng sau phòng khách. Và khi nói đến thiết kế và trang trí chúng, bạn có thể dễ mắc phải những sai lầm không đáng có khiến cho không gian bếp của bạn trở nên chật hẹp và bí bách. Chính vì vậy, bài viết dưới đây chúng tôi sẽ đề cập những lỗi phổ biến nhất và các giải pháp đưa ra cách khắc phục trong không gian bếp của bạn nhé.

Đặt bếp cạnh bồn rửa

Đặt bếp cạnh bồn rửa
Đặt bếp nấu cạnh bồn rửa là sai lầm thiết kế phòng bếp

Đặt bếp nấu cạnh bồn rửa là sai lầm thiết kế phòng bếp gây mất an toàn khi nấu nướng. Nước – là hai yếu tố kỵ nhau. Việc bố trí này khiến mọi thao tác trở nên khó khăn. Hơn nữa, khi vừa rửa thực thẩm, vừa nấu ăn, nước có thể bắn vào bếp, gây nguy hiểm.

Nên để khoảng cách giữa bếp và bồn rửa ít nhất phải được 60cm. Nếu không gian chật hẹp hãy đặt thêm một chiếc bàn hoặc ngăn cách bếp nấu với bồn rửa bằng một khoảng bàn để chuẩn bị thực phẩm ở giữa.

Bố trí khu bếp ngoài ban công

Nhiều nhà muốn đặt khu bếp nấu nướng ngoài ban công để tiết kiệm diện tích và ngăn mùi nấu nướng trong nhà. Tuy nhiên, không nên để khu nấu nướng ngoài ban công vừa gây mất an toàn vào những ngày mưa gió, vừa khiến hàng xóm khó chịu khi mùi thức ăn lan tỏa khắp nơi.

Lựa chọn gạch ốp không hợp với bếp

Theo kinh nghiệm của nhiều kiến trúc sư, gạch ốp cho phòng bếp nên chọn loại chống trơn, chịu nhiệt tốt. Sử dụng màu gạch trung tính, để tạo không gian ấm cúng, nhưng không kém phần sang trọng.

Vị trí đặt bếp ở nơi không có ánh sáng

thiết kế nhà bếp
Vị trí đặt bếp ở nơi không có ánh sáng sẽ gây khó chịu cho gia chủ

Bạn không thể nấu ăn trong một môi trường thiếu ánh sáng. Vì có thể trong lúc chuẩn bị đồ ăn, có thể bạn sẽ bị va chạm vào dao, kéo; hoặc không thể biết màu sắc đồ ăn đã chín hay cháy… nếu thiếu ánh sáng.

Mùi thức ăn, dầu mỡ… sẽ bám xung quanh nhà, lên quần áo nếu thiết kế phòng bếp của gia đình không có hệ thống thông gió.

Đối với căn hộ theo kiến trúc mở, thì việc không có bộ thông gió hoặc thông gió kém sẽ ảnh hưởng tới mọi sinh hoạt trong gia đình, đặc biệt là sức khỏe.

Ốp tường nhà bếp là không quan trọng

Nếu bạn đang có suy nghĩ “ốp tường bếp không quan trọng” thì hãy gạt ngay đi nhé. Bởi nếu phòng bếp không được ốp cẩn thận, bạn có thể bị trơn trượt ngã. Hoặc sau một thời gian sử dụng, dầu mỡ, mùi thức ăn bám vào xung quanh tường bếp sẽ là nơi trú ngụ của vi khuẩn, ảnh hưởng tới sức khỏe của cả gia đình.

Ngoài ra, vật liệu kính hay gạch còn có tác dụng cách nhiệt, chống cháy, đảm bảo an toàn cho người dùng bếp.

Khu bếp chứa nhiều đồ lộn xộn

Đây là khu vực dễ bừa bộn nhất trong nhà khi có quá nhiều đồ dùng lặt vặt. Nếu bạn không có quy hoạch cẩn thận từ đầu, việc dọn dẹp hàng ngày sẽ trở thành ác mộng. Không chỉ thế, bạn sẽ tốn nhiều thời gian để tìm ra thực phẩm, dụng cụ nấu bếp (xoong, chảo, dao, kéo). Những phế phẩm không được thu dọn sẽ tích tụ chất bẩn gây hại cho sức khoẻ của bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *