Vụ hè thu năm nay giá lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long tăng nhẹ

Vụ hè thu năm nay giá lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long tăng nhẹ

Để tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân Đồng bằng sông Cửu Long thu hoạch lúa. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp cùng với các cơ quan ban, ngành, doanh nghiệp và địa phương cùng đưa ra và triển khai ngay nhiều giải pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân thu hoạch lúa. Đặc biệt là tiêu thụ lúa với mức giá tăng nhẹ. Điều đó đã khiến bà con nông dân phấn khởi và hăng hái. Chi tiết về thông tin kinh tế này, mời các bạn theo dõi trong bài viết dưới đây của mkndns.com.

Giá lúa tại tỉnh Đồng Tháp

Đồng Tháp đã thu hoạch dứt điểm vụ lúa hè thu
Đồng Tháp đã thu hoạch dứt điểm vụ lúa hè thu

Nông dân Nguyễn Công Lý (xã Phương Thịnh, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) cho biết. Giá các giống lúa như IR 50404, OM 18, OM 5451… đều tăng khoảng 100 đồng/kg so với cách đây vài ngày. Nhưng vẫn ở mức thấp: IR 50404 từ 4.600-4.700 đồng/kg. Các giống lúa OM từ 5.800-6.000 đồng/kg. “Thương lái gọi cho tôi và đồng ý mua lúa giá cao hơn mấy hôm trước. Nhưng giờ giãn cách đâu có di chuyển được mà mua” – ông Lý nói.

Ngoài ra, giá vật tư nông nghiệp tăng đã làm tăng chi phí sản xuất. Trong đó giá phân urê khoảng 650.000 đồng/bao. Phân DAP khoảng 800.000-900.000 đồng/bao, tăng khoảng 300.000-400.000 đồng/bao. Chi phí cho vụ hè thu từ 2,5 triệu-3 triệu đồng/công. Với giá lúa thấp, nông dân chỉ có hòa hoặc lỗ vốn.

“Cần Thơ đã thu hoạch dứt điểm vụ lúa hè thu. Địa phương đang có phương án thu mua lúa thu đông cho nông dân thu hoạch vào cuối tháng 9. Trong đó, đang giao cho địa phương nắm danh sách hộ nông dân. Chủ cơ sở gặt đập liên hợp, nhân công bốc vác, lò sấy, thương lái… Để ưu tiên cho họ tiêm vắc-xin phòng Covid-19 nhằm thuận lợi trong việc thu mua lúa”. Ông Trần Thái Nghiêm, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT TP Cần Thơ, thông tin.

Cũng theo ông Nghiêm, trước đó TP Cần Thơ đã đề xuất với Bộ NN-PTNT hỗ trợ cho doanh nghiệp. Vay vốn ưu đãi để mua tạm trữ lúa cho nông dân.

Đồng bằng sông Cửu Long vùng trọng điểm an ninh lương thực của cả nước

Đồng bằng sông Cửu Long trọng điểm an ninh lương thực của cả nước
Đồng bằng sông Cửu Long trọng điểm an ninh lương thực của cả nước

Đồng bằng sông Cửu Long là một trong những đồng bằng lớn, phì nhiêu nhất Đông Nam Á. Là vùng sản xuất, xuất khẩu lương thực, vùng cây ăn trái nhiệt đới lớn nhất Việt Nam. Với diện tích tự nhiên 4.092,2 nghìn ha. Trong đó 2.575,2 nghìn ha đất dùng cho sản xuất nông nghiệp. Chiếm 62,9% tổng diện tích đất tự nhiên của cả vùng.

Phần lớn diện tích đồng bằng được bồi đắp phù sa hằng năm, rất màu mỡ. Nhất là dải đất phù sa ngọt dọc sông Tiền và sông Hậu. Cùng với mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, tạo điều kiện thuận lợi cung cấp nước cho sản xuất lúa. Với những lợi thế đó, Đồng bằng sông Cửu Long tập trung sản xuất lúa. Và trở thành vựa lúa số một cả nước.

Diện tích gieo trồng lúa của vùng luôn đứng đầu cả nước. Trung bình chiếm 52% diện tích gieo trồng lúa của cả nước. Năm 2000, diện tích gieo trồng lúa của toàn vùng đạt 3.945,8 nghìn ha. Chiếm 51,5% diện tích trồng lúa của cả nước, năm 2015 tăng lên 4.301,5 nghìn ha, chiếm 55% và đến năm 2020 là 3.963,7 nghìn ha, chiếm 54,5%.

Ngành lúa gạo của Đồng bằng sông Cửu Long đã không ngừng áp dụng cải tiến giống cây trồng, thay đổi từ giống lúa năng suất thấp chỉ đạt 2-3 tấn/ha sang các giống lúa cao sản chất lượng cao đạt 6-8 tấn/ha. Năng suất lúa của vùng hầu hết các năm đều cao hơn mức bình quân chung của cả nước.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *