Cần lưu tâm hiện tượng tăng giá BĐS trong thời gian tới

Chuyên gia nhận định cần lưu tâm hiện tượng tăng giá BĐS trong thời gian tới

Thị trường nhà ở trong quý II/2021 vẫn ổn định, giá giao dịch BĐS đa số là tăng nhẹ. Khu vực trung tâm đô thị hầu như không có căn hộ nào có mức giá dưới 25 triệu đồng/m2. Chuyên gia nhận định giá BĐS tăng trên toàn thế giới, và vấn đế này phải cần được lưu tâm. Trong bối cảnh nền kinh tế đang còn nhiều khó khăn, việc giá BĐS tiếp tục tăng đến một mức nào đó cũng phải dừng lại, sau đó giá sẽ giảm mạnh rất dễ dẫn đến tình trạng thị trường bị đổ vỡ. Bên cạnh đó, chuyên gia cũng nhắc nhở cẩn trọng với việc bong bóng BĐS rất dễ được hình thành trong thời gian tới.

Thị trường nhà ở trong quý II/2021 vẫn phát triển ổn định

Bộ Xây dựng vừa cập nhật thông tin về thị trường BĐS quý II/2021 với điểm nhấn thị trường tiếp tục ảm đạm. Vì dịch bệnh khiến giao dịch giảm dù giá tăng. Dự báo của các chuyên gia cũng cho rằng, với đà này thị trường khó phục hồi ngay được. Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, đối với nhà ở, thị trường trong Quý II cơ bản vẫn phát triển ổn định.

Giá giao dịch tại hầu hết các địa phương có xu hướng tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2020. Nguồn cung vẫn tập trung chủ yếu là nhà ở trung cấp và cao cấp. Nguồn cung nhà ở xã hội và giá thấp còn rất hạn chế. Trong đó, nguồn cung nhà ở sơ cấp từ các dự án mở bán tiếp tục giảm so với năm 2020.

Thị trường BĐS vẫn tiếp tục ảm đạm trong quý II năm nay
Thị trường BĐS vẫn tiếp tục ảm đạm trong quý II năm nay

Giá giao dịch căn hộ chung cư tăng nhẹ

Giá giao dịch căn hộ chung cư bình quân, đặc biệt tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh vẫn tăng khoảng 5-7% so với Quý I. Các dự án nhà ở thương mại tại khu vực trung tâm của các đô thị hầu như không có căn hộ với mức giá dưới 25 triệu đồng/m2. Căn hộ có mức giá này chỉ có tại một số ít các dự án tại khu vực xa trung tâm như các quận/huyện như tại Hà Nội.

Sản phẩm chủ đạo trên thị trường vẫn là các căn hộ phân khúc trung cấp (30-50 triệu đồng/m2). Chúng chiếm phần lớn nguồn cung mở bán mới trong Quý II. Giá giao dịch căn hộ trung cấp có mức tăng cao tại một số khu vực như quận Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Hoàng Mai (Hà Nội); Quận 5, TP. Thủ Đức (TP. Hồ Chí Minh); TP. Dĩ An (Bình Dương).

Tuy nhiên, theo Bộ Xây dựng, trong Quý II/2021, theo tổng hợp số liệu từ Sở Xây dựng các địa phương có báo cáo, có 29.949 giao dịch BĐS thành công. Riêng tại tại Hà Nội có 1.094 giao dịch thành công (bằng khoảng 20% so với quý trước). Tại TP. Hồ Chí Minh có 3.002 giao dịch thành công (bằng khoảng 87% so với quý trước).

Giá giao dịch của căn hộ chung cư tăng nhẹ trong quý II năm nay
Giá giao dịch căn hộ chung cư tăng nhẹ trong quý II năm nay

Chuyên gia nhận định cần lưu tâm hiện tượng tăng giá BĐS, tránh đổ vỡ thị trường

Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu, không những ở Việt Nam mà trên thế giới, giá BĐS đều tăng. Đó là hiện tượng rất đáng phải lưu tâm. Giá BĐS tăng sở dĩ vì tâm lý của nhiều người coi đây là thị trường tương đối an toàn. “Sau khủng hoảng qua đi, nền kinh tế phục hồi, thị trường BĐS cũng là kênh được quan tâm vì các sản phẩm của lĩnh vực này trực tiếp liên quan đến con người, không như chứng khoán, vàng hay, ngoại tệ”, ông Hiếu nói.

Tuy nhiên, theo ông Hiếu, do ảnh hưởng bởi dịch bệnh, tình hình khủng hoảng kinh tế kéo dài không những trong năm nay mà còn kéo dài đến năm 2022. Nền kinh tế muốn phục hồi phải mất ít nhất là 1-2 năm. Dự báo tương đối lạc quan là nền kinh tế phục hồi vào năm 2023.

“Về giá BĐS tăng, tới mức nào đó sẽ phải dừng. Cơ cấu sản phẩm BĐS tại Việt Nam phần lớn mang tính đầu cơ và đầu tư, không đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng. Nếu BĐS không được thanh toán, giá cứ lên khi dịch bệnh và nền kinh tế khó khăn, giá có thể rơi mạnh. Lúc đó, mức cầu giảm nhiệt rất nhanh kéo theo sự đổ vỡ của thị trường”, ông Hiếu nói.

Giá BĐS cứ tăng mà mức cầu giảm nhiệt nhanh dễ kéo theo sự đổ vỡ của thị trường
Giá BĐS cứ tăng mà mức cầu giảm nhiệt nhanh dễ kéo theo sự đổ vỡ của thị trường

Cẩn trọng hình thành bong bóng khi giá BĐS càng tăng

“Các nhà đầu tư càng cẩn trọng có thể hình thành bong bóng BĐS. Nhưng bong bóng BĐS lúc này thì chưa vì số người mua vẫn còn cao, sức cầu lớn. Nếu sức cầu suy giảm trong khi nền kinh tế khó khăn mới đáng báo động. Bong bóng bất động sản sẽ xuất hiện khởi đầu tư phân khúc cao cấp nhất như biệt thự, chung cư cao cấp. Rồi bong bóng sẽ đến các loại BĐS bậc trung. Khi BĐS cao cấp có dấu hiệu suy giảm về cầu, bong bóng bắt đầu nổ ra.

Một dấu hiệu khác của bong bóng đó là giá BĐS tăng quá nhanh chóng trong 1 năm. Nếu tăng lên khoảng 10% là chuyện bình thường nhưng tăng tới 20-30% trong vòng 12 tháng là dấu hiếu cảnh báo nguy cơ hình thành bong bóng. Giá tăng quá cao người mua không thể đáp ứng về tài chính, nhu cầu giảm, bong bóng vỡ.

Điểm đáng chú ý khác là dấu hiệu bất ổn, suy giảm từ nhu cầu của giới đầu cơ. Sau đó nó sẽ lan tới những nhà đầu tư lâu dài. Giới đầu cơ có đặc tính mua đi bán lại nhanh chóng với BĐS truyền tay. Khi giá giảm đột ngột, nhóm này sẽ sẽ tháo chạy, dẫn tới làn sóng vỡ nợ lan truyền”, chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu chia sẻ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *