Giá phân bón tăng mạnh khiến người dân gặp khó khăn

Giá phân bón tăng mạnh khiến người dân gặp khó khăn

Phân bón là một loại “thức ăn” của con người dành cho cây trồng để bổ sung dưỡng chất. Dựa vào nguồn gốc người ta chia phân bón làm 3 loại là phân hữu cơ, phân hóa học và phân vi sinh. Tác dụng của chúng là làm tăng độ phì nhiêu của đất, năng suất cây trồng và chất lượng nông sản. Sử dụng phân bón là nhu cầu tất yếu trong sản xuất nông nghiệp của người dân. Do ảnh hưởng của đại dịch nên giá nông sản hiện nay đang giảm mạnh. Trong khi đó giá phân bón tiếp tục tăng cao. Điều này làm ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình sản xuất của người dân.

Giá phân bón trong nước tăng mạnh

Thông tin về việc giá phân bón tăng trong thời qua, Cục trưởng Cục Hóa chất (Bộ Công Thương) Nguyễn Văn Thanh cho biết, sau thời gian tăng giá kỷ lục vào cuối năm 2018, giá của chúng đã liên tục giảm và chạm đáy vào tháng 7/2020. Từ tháng 7/2020 đến nay, giá phân bón bắt đầu phục hồi và có chiều hướng tăng cao trong những tháng gần đây. Cục trưởng Nguyễn Văn Thanh cho rằng, giá phân bón tăng là do giá nông sản trên thế giới liên tục tăng trong thời gian qua (điển hình là giá gạo) kết hợp với tình hình thời tiết thuận lợi đã thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, kèm theo đó là nhu cầu phân bón.

Giá phân bón trong nước tăng mạnh
Giá phân bón trong nước tăng mạnh

Trong khi đó, do giá phân bón giảm quá sâu trong nửa đầu năm 2020, nguồn cung phân bón trên thế giới lại có xu hướng giảm nên không kịp đáp ứng nhu cầu phục hồi quá nhanh. Kết hợp với chính sách nới lỏng tiền tệ và tài khóa trên toàn cầu, không chỉ phân bón mà hầu hết các mặt hàng cơ bản như sắt thép, than đá, xăng dầu, thức ăn chăn nuôi… đều chứng kiến mức tăng giá rất mạnh.

Công suất sản xuất gấp 3 lần nhu cầu tiêu thụ

Ông Hoàng Trung – Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật, Bộ NN-PTNT, nhấn mạnh, trong khoảng 5 năm trở lại đây, Việt Nam đã cơ bản tự chủ được mặt hàng phân bón. Nhu cầu sử dụng phân bón trong nước sẽ không tăng trong những năm gần đây. Thống kê mới nhất từ Bộ NN-PTNT cho thấy, cả nước hiện có 841 nhà máy sản xuất phân bón. Có công suất gần 30 triệu tấn/năm. Như vậy, công suất sản xuất của chúng ta gấp 3 lần so với nhu cầu tiêu thụ.

“7 tháng đầu năm, các nhà máy trong nước đã sản xuất được 2,5 triệu tấn phân bón. Tăng gần 200 triệu tấn so với cùng kỳ. Năm 2020, chúng ta nhập khẩu 3,97 triệu tấn. Nhưng 7 tháng đầu năm 2021, chúng ta đã nhập 3,1 triệu tấn, tăng 6.700 tấn so với cùng kỳ. Số liệu trên cho thấy, năng lực sản xuất vẫn đáp ứng được nhu cầu sử dụng, do đó, không có sự chênh lệch cung cầu và đây không phải là nguyên nhân đẩy giá phân bón tăng cao”, Cục trưởng Hoàng Trung khẳng định.

Nguyên nhân tăng giá phân bón hiện nay

Ông Bùi Thế Chuyên, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Hóa Chất Việt Nam (Vinachem) cho rằng: “Nếu nói giá của chúng tăng do bấp cập cung cầu là không đúng. Nguyên nhân chính là do chi phí sản xuất 7 tháng đầu năm tăng rất cao. Như lưu huỳnh tăng 170%, amoniac tăng gấp 2 lần… khiến giá đầu vào tăng. Cùng với đó, là sự gia tăng của chi phí vận chuyển. Và những tác động tiêu cực đến từ đại dịch Covid-19”.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho rằng, đề nghị các doanh nghiệp cố gắng hợp lý hóa các chi phí, giữ ổn định giá thành. Đặt mục tiêu phân bón Việt Nam phải được bán với giá thấp hơn các loại nhập khẩu. Đưa chúng đến tay người nông dân với giá thấp nhấp.

Nguyên nhân tăng giá phân bón hiện nay
Nguyên nhân tăng giá phân bón hiện nay

“Xuất khẩu là quyền của doanh nghiệp. Nhưng chúng tôi kêu gọi các doanh nghiệp dừng xuất khẩu. Tập trung đảm bảo nguồn cung cho thị trường trong nước” – Thứ trưởng Khánh nhấn mạnh. Ông Trần Quốc Khánh đề nghị Tổng cục Quản lý thị trường chỉ đạo Cục Quản lý thị trường các địa phương tăng cường công tác kiểm tra, giảm sát để ngăn chặn hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá, sản xuất – kinh doanh phân bón giả, không đảm bảo chất lượng.

Phân bón tăng giá khiến nông dân gặp thêm nhiều khó khăn

Phát biểu tại hội nghị, một đại diện Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn An Giang cho biết. Nhiều loại đã tăng giá bất thường trong thời gian qua. Có thời điểm tăng giá hơn 50%, gây rất nhiều khó khăn cho nông dân. Dù không có tình trạng đầu cơ hay thiếu nguồn cung tại nhiều địa phương.

Trong khi đó, với giá lúa bán ra chỉ được khoảng từ 5.000 – 5.300 đồng/kg. Thậm chí thấp hơn nên nông dân chỉ đạt lợi nhuận vài trăm đồng/kg lúa. Không đảm bảo được lợi nhuận 30% cho người trồng lúa theo quy định. “Vấn đề là làm sao giảm được chi phí đầu vào. Chúng tôi rất cần câu trả lời của doanh nghiệp và các đơn vị lưu thông phân phối mặt hàng này” – vị này đặt câu hỏi.

Ông Trần Thái Nghiêm – phó giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Cần Thơ – cho biết thêm chi phí sử dụng chúng trong sản xuất lúa chiếm 22%, cây ăn trái và rau màu là 20 – 30%. Vì vậy, việc giá của chúng tăng từ 15 – 45% tùy loại tác động lớn đến sản xuất nông nghiệp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *