Mách bạn kinh nghiệm xin giấy phép trong quá trình sửa nhà

xin giấy phép khi sửa chữa nhà

Ngày nay, sau quá trình dài sinh sống, nhiều gia đình muốn sửa chữa lại căn nhà cũ để cải thiện chất lượng không gian sống. Tuy nhiên, rất nhiều người lo lắng về các thủ tục hành chính, các giấy phép cần có để được sửa chữa nhà. Việc xin các giấy phép này sẽ giúp các gia đình không gặp khó khăn với chính quyền địa phương, đảm bảo được tiến độ thi công thuận lợi. Nếu bạn đang muốn sửa nhà nhưng còn băn khoăn không biết có cần xin giấy phép hay không hoặc xin giấy phép như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.

Trường hợp cải tạo nhà cần phải xin giấy phép

Với câu hỏi sửa chữa nhà có cần xin giấy phép các gia chủ cần hiểu được nguyên tắc như sau: gia đình  muốn có sự thay đổi lớn về ngôi nhà như phá dỡ, xây mới các hạng mục công trình đã quá xuống cấp, cũ nát, xây thêm phòng, nâng tầng mở rộng diện tích, cơi nới, thay đổi quy mô thiết kế, kết cấu hạ tầng công trình thì nhất thiết phải xin phép chính quyền địa phương. Ngoài xin giấy phép xây dựng sửa chữa có thể sẽ phải bổ sung thêm một số giấy tờ khác. Như bản thiết kế sơ bộ công trình nhà, hồ sơ kiểm định móng trước khi thi công.

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bao gồm những gì?

Những giấy tờ gia chủ cần trình cơ quan chức năng phòng quản lý đô thị của quận/huyện như sau:

  • Đơn xin giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình, nhà ở. Các chủ nhà có thể tham khảo thông tư từ Bộ Xây dựng và tải mẫu đơn phụ lục 1 trên mạng sau đó điền đầy đủ thông tin.
  • Bản sao giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà, công trình chuẩn bị xây dựng. Có thể sử dụng dữ liệu trong USB, thẻ nhớ hoặc bản sao giấy phép xây dựng nhà nước cấp.
  • 2 bộ bản sao thiết kế thi công sửa chữa, thiết kế kỹ thuật.
  • Bản sao/bản vẽ thể hiện hiện trạng thực tế của công trình. Các hạng mục sẽ tiến hành tu sửa đã được phê duyệt có tỷ lệ tương ứng với bản vẽ hồ sơ đề nghị cấp cải tạo. Ảnh chụp thực tế khu vực sẽ sửa chữa cùng các công trình lân cận liền kề.
mẫu hồ sơ đề nghị cấp giấy phép
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng nhà ở gần nhất

Quy trình xin cấp giấy phép xây dựng

Nộp và tiếp nhận hồ sơ

Nộp 02 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng cho cơ quan có thẩm quyền. Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng. Sau đó kiểm tra hồ sơ, ghi giấy biên nhận với trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định. Với trường hợp hồ sơ không đáp ứng quy định, hướng dẫn để chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ.

Quy trình cấp giấy phép xây dựng

Trong 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực địa.

Căn cứ quy mô, tính chất, loại công trình và địa điểm xây dựng công trình có trong hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền đối chiếu các điều kiện theo quy định tại Luật này để gửi văn bản lấy ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước về những lĩnh vực liên quan đến công trình xây dựng theo quy định của pháp luật;

Trong 12 ngày đối với công trình và nhà ở riêng lẻ kể từ ngày nhận được hồ sơ, các cơ quan quản lý nhà nước được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình.

Trả kết quả

Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phải xem xét hồ sơ để cấp giấy phép trong thời gian 30 ngày đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng.

Trường hợp cải tạo không cần phải xin giấy phép

Thực tế có một số hạng mục sửa không cần phải có giấy phép vẫn thực hiện bình thường. Bao gồm:

Sửa chữa cải tạo bên trong ngôi nhà. Như chống thấm, chống dột trần, lăn sơn, trát tường, lắp đặt thiết bị nội thất…không làm ảnh hưởng đến kết cấu công trình, không thay đổi hiện trạng công trình, không ảnh hưởng đến môi trường, những cư dân xung quanh.

trường hợp không cần xin giấy phép
Sửa chữa mặt ngoài nhưng không ảnh hưởng đến phần tiếp giáp mặt đường sẽ không cần xin giấy phép

Những loại hình sửa chữa mặt ngoài nhưng không ảnh hưởng đến phần tiếp giáp mặt đường. Đặc biệt những nơi có khu vực yêu cầu quản lý kiến trúc chung.

Những điều kiện cần tuân thủ khi xin giấy phép cải tạo nhà

Việc sửa chữa nhà có cần xin cấp phép địa phương sẽ diễn ra thuận lợi hơn khi chủ nhà và các nhà thầu xây dựng tuân thủ theo những quy định sau:

Kế hoạch xây dựng phải phù hợp với quy hoạch xây dựng của cơ quan nhà nước, bộ xây dựng. Không vi phạm an toàn công trình xung quanh, không lấn chiếm các công trình khác.

Đảm bảo được mật độ xây dựng. Không làm ảnh hưởng đến môi trường sinh hoạt chung, cảnh quan đô thị. Không làm ô nhiễm không khí, nguồn nước. Tránh tuyệt đối ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư.

Không được xây dựng hay nâng cấp trong khu vực di tích lịch sử, văn hóa, cảnh quan thiên nhiên.

Với những thông tin về sửa chữa nhà có cần xin giấy phép được trình bày như trên mong rằng những gia chủ đang chuẩn bị sửa nhà sẽ có được kế hoạch phù hợp nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *